Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi trước khi vào phòng phẫu thuật?

Sợ đau, sợ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho tính mạng – những nỗi sợ không của riêng ai khi tìm hiểu về phẫu thuật thẩm mỹ. Làm sao để vượt qua những nỗi sợ hãi ấy để đạt được vẻ đẹp như mong muốn?

Đứng trước biển thông tin đa chiều về cái lợi và cái hại, ngành phẫu thuật thẩm mỹ vẫn tiếp tục trên đà phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây, chứng tỏ sức hút khó có thể cưỡng lại của nhu cầu thay nhan sắc, đổi cuộc đời. Khao khát được sở hữu vẻ đẹp như ý của các cô gái luôn song hành cùng nỗi sợ hãi. Họ sợ phải đối mặt với mùi sát trùng của phòng phẫu thuật, sợ đau đớn, và nhất là sợ những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của chính mình.

Phải làm sao để thoát khỏi những nỗi sợ hãi ấy?

Hãy chắc chắn rằng bạn đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật thẩm mỹ

Không phải tự nhiên mà trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, bạn bắt buộc phải tiến hành một số xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, những trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Huyết áp
  • Mang thai
  • Đang trong kỳ kinh nguyệt
  • HIV, viêm gan B
img_3697

Khách hàng được lấy máu để xét nghiệm trước khi phẫu thuật thẩm mỹ.

img_3689

Kiểm tra huyết áp, tim mạch, điện não đồ, siêu âm, xét nghiệm máu… là những kiểm tra cần thiết trước mọi cuộc đại phẫu.

Nếu đang gặp phải một trong những vấn đề bệnh lý/sức khỏe nói trên, tốt hơn hết, bạn nên dừng hoặc rời cuộc phẫu thuật của mình sang một thời điểm khác phù hợp hơn. Cố chấp thực hiện, hoặc không biết mà thực hiện tại những cơ sở thẩm mỹ bất chấp tất cả vì lợi nhuận, thì chưa biết kết quả thẩm mỹ ra sao, chắc chắn sức khỏe của chính bạn, cũng như chính những người thực hiện phẫu thuật cho bạn bị nguy hại.

Một tâm lý vững vàng

Rất nhiều cô gái đã tâm sự rằng, dù chỉ làm một tiểu phẫu rất đơn giản như nhấn mí hay tạo má lúm đồng tiền cũng khiến họ lo lắng đến mất ngủ mấy ngày đêm. Tất nhiên, đó là tâm lý bình thường, nhưng nếu trước khi vào phòng phẫu thuật, huyết áp cũng sẽ biến động nếu “trống ngực” của bạn cứ gõ thình thình liên tục. Và tất nhiên, khi huyết áp của bạn vượt quá ngưỡng cho phép, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dừng cuộc phẫu thuật cho đến khi ổn định hoàn toàn.

girl-listening-music-6945165

Nghe nhạc giúp giải tỏa bớt tâm lý căng thẳng.

Vậy nên, để giảm thiểu căng thẳng trước ngày phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể đi massage hoặc đến những nơi giải trí nhẹ nhàng và nên đi ngủ sớm. Trước khi lên bàn phẫu thuật, bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng và hít thở đều đặn nhé.

Đi cùng bạn bè, người thân

Trong mọi hoàn cảnh, sự ủng hộ của những người thân thiết luôn khiến chúng ta có cảm giác đỡ an tâm hơn rất nhiều. Mặc dù không thể vào phòng phẫu thuật cùng bạn nhưng ít nhất, sẽ có người cùng bạn chia sẻ những mối lo lắng, và sẵn sàng chờ đợi để chăm sóc bạn ngay trong phòng hậu phẫu. Với 1 số đại phẫu như nâng ngực, hút mỡ, nâng mông… rất nhiều chị em may mắn còn được ông xã/bạn trai tháp tùng và chăm sóc chu đáo.

img_3626

Bạn bè, người thân sẽ là những người cổ vũ tinh thân rất nhiều cho bạn trong quá trình làm đẹp.

Sự hỗ trợ của ekip phẫu thuật

Một ekip phẫu thuật chuyên nghiệp và xuất sắc không chỉ thể hiện ở kỹ thuật và tay nghề, mà hơn cả còn ở những cách mà họ “trấn an” tâm lý khách hàng. Bước vào phòng phẫu thuật, 100% sự căng thẳng của chị em đều thể hiện ở nét mặt. Một vài câu hỏi han, những câu chuyện bông đùa…  của ekip sẽ nhanh chóng giúp bạn “bắt nhịp”, và sẽ dễ dàng “hợp tác” hơn rất nhiều trong quá trình phẫu thuật.

14799991_1297288353648728_301113626_o

Cảm giác lo lắng được xua tan, đến lúc này trống ngực của bạn sẽ không còn đập “thình thình” nữa đâu!

Cân nhắc giữa việc phẫu thuật tại Bệnh viện hay Phòng khám?

Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 87, các hình thức tổ chức hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được tổ chức với hai hình thức tổ chức hành nghề như sau:

Một là bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bệnh viên đa khoa có khoa, đơn nguyên phẫu thuật thẩm mỹ. Hai là, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Tại điểm i, khoản 4, điều 25 Thông tư 41 quy định cụ thể về phạm vi hoạt động chuyên môn được thực hiện tại phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đã quy định rõ những phạm vi phòng khám được làm và không được làm. Về phạm vi phòng khám được làm như tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình cằm chẻ, tạo hình mí mắt, mũi, tai… Và những phạm vi không được phẫu thuật như nâng ngực, nâng mông, hút mỡ, thu gọn thành bụng…

Những đại phẫu có can thiệp lớn, xâm lấn diện rộng vùng bụng, đùi, mông… bệnh nhân có thể bị chảy máu, đau, choáng… Vì vậy phải được phẫu thuật tại bệnh viện có đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để hồi sức và chăm sóc cho bệnh nhân một cách tốt nhất, đảm bảo tính an toàn, tránh rủi ro cho người bệnh khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Mặc dù vậy, không thể nói trước rằng 100% các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ đều chấp hành đúng những quy định an toàn trong y tế. Việc bỏ qua các khâu kiểm tra sức khỏe tiền phẫu thuật là việc rất thường thấy và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em.

Như vậy, chưa cần bàn đến uy tín hay tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ ra sao – vốn là những yếu tố tiên quyết khi bạn lựa chọn địa chỉ làm đẹp – tất cả những yếu tố trên đây là điều bạn cần phải chuẩn bị và lưu ý thật kỹ.

Đặc biệt, tại DrD hiện đang triển khai phương pháp phẫu thuật không đau, với phản hồi trên 97% của khách hàng là giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức, khó chịu trong quá trình thực hiện. Nếu vẫn còn đang do dự và có những mối băn khoăn, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới hotline 0915 81 6869 của DrD để giải tỏa và được tư vấn về phương pháp này.

 

The post Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi trước khi vào phòng phẫu thuật? appeared first on Thẩm Mỹ Bác sĩ Điền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét