Sụp mí mắt là hiện tượng phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào trong đó có trẻ sơ sinh. Dù không là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách khắc phục sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này nếu để lâu và không có phương pháp giải quyết đúng đắn có thể gây nên những hậu quả đáng lo ngại.
Nguyên nhân sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh
Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh là khi mí mắt trên của trẻ sa xuống thấp hơn bình thường, có thể che mất một phần hoặc toàn bộ đồng tử gây hạn chế tầm nhìn của trẻ. Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở một bên mắt nhưng cũng có khi bị ở cả hai bên gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới thị lựa của trẻ.
Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh phần lớn là do bẩm sinh, bắt nguồn trong quá trình mang thai, thai nhi bị tổn thương dây thần kinh chi phối cơ nâng mi hoặc bị liệt dây thần kinh có liên quan đến mắt và thị lực. Sụp mí bẩm sinh có thể gây ra những hậu quả như: Nhược thị, tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu, hạn chế thị lực, trẻ bị cong lệch cột sống do phải ngửa cổ để nhìn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.
Biểu hiện sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh
Sụp mí ở trẻ sơ sinh nếu chỉ xảy ra ở một bên thì có thể dễ dàng được phát hiện bằng cách so sánh với mắt còn lại. Tuy nhiên nếu cả hai mí mắt đều bị sụp, hoặc mí mắt bị sụp rất ít thì không dễ để phát hiện. Bác sĩ có thể sẽ phải làm một số kiểm tra y học đặc thù để xem trẻ có bị nhược cơ hay không và có cách xử lý phù hợp.
Một số biểu hiện sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể nhận biết như: lông mi hướng xuống, mất nếp gấp mí trên, co rút cơ trán biểu thị bằng rướn lông mày, ngửa cổ ra sau và giảm thị lực. Tình trạng này nếu để lâu có thể khiến trẻ mắc một số bệnh về mắt nghiêm trọng.
Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh phải làm sao?
Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh hiện nay có thể điều trị bằng cách phẫu thuật. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây sụp mí mà bác sĩ sẽ xác định được tình trạng sụp mí mắt của trẻ và quyết định có nên phẫu thuật hay không. Việc phẫu thuật sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào sức khỏe và độ tuổi của trẻ. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được phương pháp chữa trị tối ưu nhất.
– Nếu trẻ bị sụp mí ở mức độ nhẹ (độ 1 – 2): Phần da mí rơi thấp hoặc chỉ hơi xệ xuống dưới, chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Bác sĩ có thể sẽ giữ cơ nâng mi thêm 1 thời gian ngắn để việc phát triển về thể chất của trẻ được tốt hơn rồi sẽ xem xét có nên phẫu thuật hay không. Việc kéo dài thời gian theo dõi này nhằm mục đích tránh tái phát khi can thiệp bằng cách phẫu thuật sụp mí mắt khi trẻ quá nhỏ.
– Nếu sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh đã đến mức độ nặng (độ 3): Mí mắt che khuất phần lớn hoặc toàn bộ đồng tử, cản trở tầm nhìn của mắt, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật mắt ngay không kể đến yếu tố tuổi của trẻ. Vì việc che phủ mi mắt 1 bên trong 1 thời gian dài sẽ làm cho mắt này không được sử dụng và sẽ nhìn kém đi (nếu sau này có mổ mắt thì cũng khó hồi phục).
Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh nếu khát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng không đáng có. Cha mẹ cần nắm bắt thông tin và khi nhận thấy con mình có biểu hiện bất thường, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có những phương án khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.
The post Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh phải làm sao? appeared first on Thẩm mỹ Thu Cúc | Bệnh viện ĐKQT Thu cúc.