Với các bà mẹ sau sinh do sự thay đổi về nội tiết tố nên thường dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi và tạo “mùi viêm cánh” khó chịu. Vậy làm thế nào để trị hôi nách cho bà đẻ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua thông tin hỏi đáp dưới đây nhé!
Vì sao sau sinh, bà đẻ xuất hiện tình trạng hôi nách?
Có nhiều chị em gọi đến tổng đài của Thu Cúc thắc mắc mình vốn không bị hôi nách nhưng sau sinh xuất hiện tình trạng vùng nách có mùi hôi khó chịu. Cũng có người phàn nàn sau sinh mùi hôi nách vốn nhẹ lại ngày càng nặng mùi hơn. Nguyên nhân vì sao vậy?
Bởi sau sinh, cơ thể chị em có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, Hooc môn… làm các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động. Bởi vậy các tuyến mồ hôi vùng nách phát triển mạnh, tăng tiết mồ hôi, cặn bã nên các loại vi khuẩn gây mùi có điều kiện để phát triển, phân hủy các bã nhờn, quá trình phân hủy tạo ra Axit béo và Amoniac có mùi hôi khó chịu.
Ngoài sự thay đổi nội tiết tố thì các yếu tố sau cũng làm mùi hôi nách ở các bà đẻ nặng hơn như: Thời gian kiêng cữ sau sinh nở hạn chế vệ sinh, thường nằm trong phòng kín, mặc quần áo kín nên càng dễ tạo mùi,…
Có điều gì cần lưu ý không khi trị hôi nách cho bà đẻ?
Hiện nay có rất nhiều biện pháp giúp để trị mùi hôi nách như: Trị hôi nách bằng các nguyên liệu thiên nhiên (chanh tươi, phèn chua, mật ong,); trị hôi nách bằng các loại thuốc bôi;… và đặc biệt các phương pháp trị hôi nách có hiệu quả lâu dài đang được áp dụng rộng rãi đó là: phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách và hút tuyến mồ hôi bằng công nghệ Vaser Lipo,…
Tuy nhiên, với bà đẻ, do cơ thể sau sinh còn yếu, đồng thời để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé, thì các mẹ tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp dùng thuốc bôi trị hôi nách để tránh các thành phần hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Với các phương pháp trị hôi nách bằng tiểu phẫu cắt tuyến mồ hôi nách và hút tuyến mồ hôi bằng công nghệ Vaser Lipo,… thì cần phải chờ khi em bé cứng cáp hơn từ 8 tháng sau sinh.
Vì vậy, để trị hôi nách cho bà đẻ nên sử dụng đến các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên.
Có những cách trị hôi nách cho bà đẻ bằng nguyên liệu thiên nhiên nào?
Có khá nhiều mẹo trị hôi nách trong dân gian, sử dụng các nguyên liệu có tính axit có thể khử mùi, diệt khuẩn để trị mùi hôi như: chanh, phèn chua, lá trầu không,…
Trị hôi nách cho bà đẻ bằng chanh tươi
Bạn có thể kết hợp chanh tươi với các nguyên liệu khác như mật ong, muối biển,… để tăng thêm hiệu quả kháng khuẩn, giảm mùi hôi và dưỡng da nách sáng hơn.
Bạn cần ½ quả chanh, cắt thành những lát mỏng. Sau khi tắm xong, lau thật khô vùng da dưới cánh tay, chà miếng chanh lên vùng da đó. Trong chanh tươi có chứa nhiều acid citrics, tinh dầu bay hơi chứa citral,… có tác dụng khử mùi hôi, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả…
Trị hôi nách cho bà đẻ bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có các dưỡng chất chống oxy hóa, các thành phần có khả năng kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và giảm lượng mồ hôi tiết ra ở nách hiệu quả.
Để thực hiện cách trị hôi nách bằng lá trầu không, bạn chuẩn bị một nắm nhỏ lá trầu không tươi, đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Sau khi vệ sinh vùng da dưới cánh tay, lấy bông hoặc khăn mỏng sạch, thấm vào nước lá trầu không và bôi nhẹ nhàng lên vùng nách. Trong tuần đầu duy trì đều đặn 1 ngày/1lần, sau đó có thể giãn khoảng cách hơn 2 ngày/1 lần. Cách này sẽ giúp giảm tiết mồ hôi, đồng thời mùi mồ hôi cũng giảm dần, nhẹ đi rất nhiều.
Ngoài ra, các bà mẹ sau sinh cũng có thể tham khảo thêm thông tin về các mẹo trị hôi nách thiên nhiên khác như: dùng lá mướp đắng, muối, gừng,… để vừa giảm mùi lại đảm bảo an toàn nhé. Đồng thời, trong sinh hoạt, các mẹ nhớ vệ sinh vùng da dưới nách hàng ngày các mẹ nên mặc bộ quần áo thoáng mát hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét